TẮM SAI CÁCH VÀO MÙA ĐÔNG, DỄ GÂY ĐỘT QUỴ - MỘT SỐ ĐIỀU NÊN TRÁNH

14/01/2021 | 803 |
0 Đánh giá

kiểu tắm vào mùa đông phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong.

Mới đây, truyền thông cũng đưa tin một công nhân tử vong tại phòng trọ trên địa bàn Từ Sơn, Bắc Ninh do bị cảm vì tắm đêm khiến nhiều người kinh hãi.

Cũng có một phụ nữ 27 tuổi ở Vĩnh Phúc bị đột quỵ, phải nhập viện sau khi tắm đêm. Được biết, sau khi tắm xong lúc 10 giờ đêm, cô gái bị đau đầu dữ dội, nằm vật ra giường, tay ôm đầu. Sau khi được đưa vào bệnh viện, bệnh nhân không bị liệt người, vẫn nhận biết được xung quanh nhưng cơn đau đầu mỗi lúc một dữ dội hơn. Sau chụp MRI, các bác sĩ kết luận bệnh nhân bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não, chảy máu dưới nhện. Kiểu tắm vào mùa đông này suýt chút nữa lấy đi mạng sống của người phụ nữ trẻ tuổi.

5 kiểu tắm vào mùa đông phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong - Ảnh 1.

Nhiều năm về trước cũng có nhiều trường hợp Tắm đêm vào mùa đông gây ra những hậu quả khôn lường.

Dưới đây là một số kiểu tắm vào mùa đông có thể khiến bạn chết bất đắc kỳ tử cùng giải pháp đi kèm:

Tắm đêm

Bất cứ mùa nào trong năm thì bạn cũng không nên có thói quen tắm đêm. Bởi nhiệt độ về đêm thường thấp hơn ban ngày lại cộng với sự giảm nhiệt đột ngột nên khi cơ thể tiếp xúc nước (kể cả nước nóng) cũng khiến tuần hoàn máu giảm do các mao mạch co lại. Lúc này, cơ thể sẽ dễ bị cảm lạnh, nguy hiểm hơn còn dẫn đến đột quỵ, tử vong. 

5 kiểu tắm vào mùa đông phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong - Ảnh 4.

 Dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ.

Giải pháp: Nên tắm sớm hơn, nên là khoảng thời gian 6-8h tối. Và sau khi tắm xong, bạn cần nghỉ ngơi hoặc làm việc gì đó trong vòng 2 tiếng trước khi lên giường ngủ. Trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ mới sinh xong, người say bia rượu, đi làm mệt mỏi ra mồ hôi nhiều tuyệt đối không tắm sau 22 giờ.

Tắm ở nơi có gió lùa

Đây là kiểu tắm vào mùa đông vô cùng nguy hiểm. Theo lương y Bùi Hồng Minh, tắm ở nơi có gió lùa, không chỉ là mùa đông mà ngay cả mùa hè cũng cần cẩn trọng. Nguyên nhân là khi hơi nước nóng ấm bốc lên, kết hợp với gió lạnh thổi rất dễ khiến người tắm bị trúng gió, nguy cơ bị đột quỵ, thậm chí tử vong.

7 điều cần phải biết khi tắm vào mùa đông để không đột tử ngay trong phòng  tắm

"Triệu chứng thường gặp là đau đầu, mỏi vai gáy, toàn thân ớn lạnh, chóng mặt, liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên", BS Ngõ cho hay. Bệnh nhân nếu bị viêm dây thần kinh số 7 ngoại biên không được chữa trị kịp thời sẽ để lại những di chứng liệt méo miệng, nhất là làm mất thẩm mỹ. Khi bệnh để quá 2-3 năm thì sẽ trở thành tật cực khó chữa khỏi hoàn toàn.

Giải pháp: Nên tắm ở nơi được che chắn kín gió, tốt nhất là tắm trong phòng tắm khép kín để đảm bảo sức khỏe.

Tắm nước quá nóng

Việc tắm bằng nước nóng giúp cho cơ thể thư giãn, điều hòa, giảm stress, mang lại giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, nếu tắm nước quá nóng sẽ dễ gây tổn thương cho da, làm da bị mất nước, gây ra hiện tượng da thô ráp và lão hóa nhanh. Ngoài ra, tắm nước quá nóng sẽ gây áp lực cho tim, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng ở nam giới. 

2 lưu ý khi tắm nước nóng để bảo vệ sức khỏe trời lạnh

Giải pháp: chúng ta nên tắm với nhiệt độ nước ấm vừa phải. Để tiện lợi cho việc tắm vào mùa đông thì mỗi nhà chúng ta nên lắp cho mình máy tắm nóng lạnh. Chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh phù hợp với các mùa trong năm.

Tắm nước lạnh

Nghe có vẻ không phù hợp vào mùa đông nhưng thật sự nhiều người có thói quen này, có thể do thích cũng có thể do lười đun nước, chỉ cần dội ào vài gáo nước vào người rồi chạy lên giường ủ ấm là xong, vừa sạch vừa đỡ mất công.

Giải pháp: Chúng ta nên tắm với nhiệt độ nước ấm vừa phải. Để tiện lợi cho việc tắm vào mùa đông thì mỗi nhà chúng ta nên lắp cho mình máy tắm nóng lạnh. Chúng ta có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ không quá nóng hay quá lạnh phù hợp với các mùa trong năm.

Vào mùa đông, bạn chỉ nên tắm trong thời gian 10-15 phút để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh

Thực tế thì để tăng cường sức khỏe, các binh sĩ hải quân của Mỹ thường dành thời gian ngâm mình dưới nước lạnh sau khi tập luyện. Tuy nhiên, theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), việc dùng nước lạnh khi tắm cần tùy thuộc cơ địa từng người. Những người có sức khỏe yếu, người ốm, người già, trẻ nhỏ không nên dội nước lạnh để tắm, nhất là vào thời điểm tiết trời lạnh sâu như mùa đông hiện nay.

Tắm quá lâu

Không chỉ khiến làn da dễ bị khô và mất nước, việc tắm lâu vào mùa đông còn có nguy cơ dẫn đến một loạt những bệnh tật nguy hiểm. Với nhiệt độ giảm mạnh, không khí khô, làn da của chúng ta trở nên thô ráp hơn, nhanh khô hơn.

5 kiểu tắm vào mùa đông phải bỏ ngay nếu không muốn đột quỵ, vỡ mạch máu não, thậm chí tử vong - Ảnh 6.

Chưa hết, khi tắm lâu, nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức sẽ dẫn tới cảm lạnh, tác động xấu đến huyết áp, các mạch máu lưu thông trong cơ thể, dễ bị choáng váng, ngất xỉu khi đứng dậy.

Giải pháp: Nên tắm trong thời gian 10-15 phút bởi mùa đông, cơ thể không ra nhiều mồ hôi, chất bẩn… nên cũng không cần tắm hàng ngày quá kỹ, quá lâu.

Tắm sau khi ăn

Tắm sẽ làm cho các mao mạch ở chân tay giãn nở, huyết dịch tập trung lên bề mặt cơ thể, làm cho lưu lượng máu đường ruột giảm xuống, dịch tiêu hóa bài tiết ít, ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa. Nếu thường xuyên tắm sau khi ăn cơm, sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, dạ dày. Nếu mắc bệnh tim, cao huyết áp, mỡ trong máu... sẽ dễ gặp biến chứng. Vì vậy, sau khi ăn cơm 1-3 tiếng đi tắm là thích hợp nhất.

Thói quen người Việt cần bỏ: Tắm ngay sau khi ăn | Sức khỏe | Thanh Niên

Tắm trước khi đi ngủ

Thói quen tắm trước khi ngủ là tốt hay xấu: Chuyên gia khuyên cách tắm có  lợi nhất

Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 

Tắm khi cơ thể mệt mỏi

5 thời điểm không nên tắm trong ngày - Sức khỏe

Một sai lầm lớn mà nhiều người thường mắc phải là đi tắm khi cơ thể đang mệt mỏi. Tuy nhiên, việc này sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe bởi lúc cơ thể mệt mỏi đồng nghĩa với việc tuần hoàn, lưu thông máu trong cơ thể kém. Đặc biệt, nếu tắm nước lạnh có thể khiến bạn mệt mỏi hơn, bị cảm lạnh, choáng, bất tỉnh và thậm chí là tử vong đột ngột.

 


Tin tức liên quan

Bình luận
0917.80.80.08