Hướng dẫn Sử dụng Tủ lạnh đúng cách và hiệu quả.
05/01/2021
|
647
|
0 Đánh giá
Đã từ lâu, tủ lạnh là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên, việc sử dụng tủ lạnh như thế nào để đạt hiệu quả không phải ai cũng biết. Nếu sử dụng tủ lạnh không đúng cách có thể chúng sẽ gây hại cho sức khỏe và giảm tuổi thọ của tủ . Vì vậy, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sử dụng tủ lạnh một cách hiệu quả để bảo quản được thực phẩm tốt nhất và hạn chế tiêu tốn điện năng.
1. Chọn vị trí đặt tủ lạnh
Bởi tủ lạnh cần tỏa nhiệt nên phải chọn vị trí thoáng mát để đặt tủ, nên phải tạo điều kiện và đảm bảo việc tỏa nhiệt luôn được tối ưu. Không nên đặt tủ trên sàn bếp ẩm ướt tránh tủ bị han rỉ, chập điện hoặc chuột bọ làm tổ phá hại, cắn dây điện và thiết bị tự động. Nên đặt tủ ở nơi cao ráo, trên chân giá bằng inox là tốt nhất. Quanh tủ không nên đặt các chướng ngại vật cản trở không khí đối lưu.
Lời khuyên: Đặt tủ ở nơi khô ráo, thoáng mát, nếu đặt ở góc tường thì ít nhất phải cách 10cm.
Cần đặt tủ lạnh nơi thông thoáng
2. Kiểm tra cửa hít của tủ
Tủ lanh Sau một thời gian dài sử dụng , các ron cao su ở cửa sau có thể bị hỏng, làm tủ thoát khí lạnh ra ngoài, làm tiêu hao điện năng và giảm chất lượng tươi ngon của thực phẩm. Vì thế chúng ta cần kiểm tra bằng cách : kẹp một tờ tiền vào khe tủ, nếu dễ dàng kéo tiền đi dọc theo khe hở thì bạn cần thay thế ron cao su ngay.
3. Hạn chế đóng hoặc mở tủ .
Mỗi lần mở cửa tủ, khí lạnh thoát hơi nhiều, đòi hỏi tủ lạnh phải tốn nhiều điện hơn để làm lạnh từ đầu. Vì vậy đừng nên mở tủ lạnh quá lâu và nhớ sau khi mở phải đóng tủ thật sát.
Nên hạn chế đóng/ mở tủ lạnh giảm sự hư hỏng của ron cao su và giảm thất thoát khí lạnh
4. Hạn chế tắt, bật tủ lạnh.
Mỗi lần tắt hay bật làm tủ phải khởi động lại từ đầu nên sẽ cần một lượng điện năng khá lớn. Vì vậy, không nên bật, tắt tủ lạnh thường xuyên, không cắm chung tủ lạnh cùng ổ cắm với những thiết bị khác.
Nếu không sử dụng tủ lạnh trong thời gian dài cần ngắt nguồn điện, nhưng nên dọn sạch thực phẩm trong tủ và dùng vật che bụi phủ lên trên.
5. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
Nhiệt độ trong tủ lạnh cần phù hợp với thời tiết, không nên để nhiệt độ cố định trong suốt thời gian dài. Nhiệt độ ở mức 5 tiêu hao rất nhiều năng lượng. Những ngày nóng, bạn nên tăng nhiệt độ ở mức 4. Ngược lại, những ngày lạnh bạn có thể điều chỉnh độ lạnh xuống mức 3.
6. Cách bảo quản thực phẩm ở ngăn đông.
Ở ngăn đông, thực phẩm kết đông ở nhiệt độ -18 độ C. Thời gian bảo quản lên tới 1 năm. Để tránh hao hụt dinh dưỡng bạn cần bảo quản trong túi ni lông và khi mang ra sử dụng, không nên rã đông bằng cách ngâm vào nước nóng hoặc cho vào lò vi sóng vì việc rã đông cưỡng bức sẽ làm mất dịch tế bào, giảm đi lượng lớn dinh dưỡng, chất lượng cũng như hương vị sản phẩm.
Bảo quản thực phẩm ngăn đông
Ngăn đông chỉ để bảo quản đông các sản phẩm đã kết đông sẵn, mua ở siêu thị về. Không nên kết đông thịt tươi (thịt, gà, vịt tươi) ở đây vì quá trình kết đông này là quá trình kết đông chậm. Các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào làm giảm chất lượng và dinh dưỡng sản phẩm.
7. Cách bảo quản thực phẩm tươi trong ngăn lạnh.
Nhiệt độ ngăn lạnh hợp lý là 6-7 độ C. Thức ăn chín chỉ bảo quản 1-2 ngày, thức ăn sống chỉ trong vòng 1 tuần. Bảo quản trong ngăn lạnh chỉ kìm hãm được sự phát triển của vi khuẩn. Để quên 5 – 6 ngày, các thực phẩm này vẫn chứa đầy vi khuẩn, gây thối rữa, nấm mốc và vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ. Chính vì vậy, trước khi cho thực phẩm vào bảo quản, cần bọc ni lông kín. Nó không những tránh được lây nhiễm lẫn nhau mà còn hạn chế được mùi trong tủ lạnh. Không nên cho các thứ có mùi vào tủ lạnh như cá mực, sầu riêng, mắm tôm…
Bảo quản thực phẩm ngăn lạnh
Cũng để tránh lây nhiễm, nên sắp xếp các sản phẩm bảo quản đúng theo chỉ dẫn sẵn trên tủ như ngăn bảo quản trứng, bơ, sữa, phomat, thịt, cá sống và chín… Một điều cần lưu ý là đưa thực phẩm vào tủ bảo quản càng sớm càng tốt vì chất lượng và thời gian bảo quản càng được kéo dài.
8. Vệ sinh tủ lạnh sạch sẽ
Sau hai tuần, bạn cần phải cho tủ lạnh nghỉ ngơi đôi chút bằng cách vặn nút điều chỉnh Thermostat về vị trí (ON) hoặc (OFF). Thời gian nghỉ có thể là 15-30 phút. Sau đó lại đóng mạch cho tủ chạy bình thường.
- Sau mỗi tuần chạy liên tục bạn nên làm vệ sinh tủ theo tuần tự: Vặn nút điểu chỉnh Thermostar từ vị trí (ON) hoặc (OFF) để ngắt điện tủ lạnh hoặc rút nguồn ra. Đưa các thực phẩm, khay ,giá đỡ ra khỏi tủ lạnh. Phá tuyết trên giàn lạnh đối với tủ làm lạnh trực tiếp (mở cửa tủ để tuyết tan). Đặt cạnh tủ một chậu nước ấm sạch, khăn bông sạch, một miếng xốp (bọt biển) để cọ ướt, lau khô.
- Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng loãng để cọ rửa các chất bẩn xong phải tráng lại bằng nước sạch và lau khô.Khi cọ rửa tránh tình trạng để nước đọng lại ở đáy tủ, các đệm cửa, vỏ của tủ lạnh sử dụng khăn sạch tẩm nước ấm, sau đó lau khô (không dùng bazo hoặc bất kỳ chất nào khác nước để cọ rửa).
Vệ sinh tủ sạch sẽ
Lau bụi sạch giàn nóng lốc bằng vải mềm, không lau bằng vải quá ẩm, làm nước chảy vào hộp đấu ở lốc gây chập điện. Lau sạch gầm, chân tủ (đảm bảo khô thoáng chống han gỉ và chuột bọ).
- Sau khi lau sạch trong và ngoài tủ lạnh phải lau khô ở khe rãnh và mở của tủ từ 30-40 phút cho thông thoáng.
Trên đây là các bước sử dụng và bảo quản tủ lạnh sao cho tốt nhất! Quý khách Nếu có thắc mắc hãy liên hệ với https://chaoban.com.vn/ để được hỗ trợ tốt nhất có thể!
Tin tức liên quan
Xem thêm