Làm thế nào để tránh mùi hôi, nấm mốc bên trong máy giặt ?

29/03/2020 | 727 |
0 Đánh giá
Máy giặt sau một thời gian sử dụng sẽ bị nhiễm nấm mốc và mùi hôi khó chịu. Nếu không nhanh chóng xử lý, nấm mốc và mùi hôi lây lan sang quần áo. Với bài viết sau đây, Điện máy Ababa sẽ đem đến cho bạn cách phòng tránh mùi hôi và nấm mốc bên trong máy giặt.

Làm thế nào để tránh mùi hôi, nấm mốc bên trong máy giặt ?

Máy giặt sau một thời gian sử dụng sẽ bị nhiễm nấm mốc và mùi hôi khó chịu. Nếu không nhanh chóng xử lý, nấm mốc và mùi hôi lây lan sang quần áo. Với bài viết sau đây, Điện máy Ababa sẽ đem đến cho bạn cách phòng tránh mùi hôi và nấm mốc bên trong máy giặt.

1. Nguyên nhân gây ra mùi hôi và nấm mốc trong máy giặt

Máy giặt thường xuyên tiếp xúc với môi trường nước và quần áo bẩn, đồng thời do thói quen sinh hoạt mà nhiều gia đình buộc phải để máy giặt trong phòng tắm, phòng vệ sinh, đây là những môi trường ẩm ướt, dễ sản sinh ra nấm mốc, vi khuẩn.

Mùi hôi bên trong máy giặt sẽ xuất hiện sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân do lượng nước thải có cặn bẩn lưu lại lâu ngày, không thoát ra hết khỏi lồng giặt và ống xả nước khiến cho lồng giặt bị nhiễm mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, việc đóng kín cửa máy giặt sau mỗi lần giặt sẽ tạo môi trường ẩm ướt cho nấm mốc phát triển cũng là một trong những nguyên nhiên gây ra mùi hôi bên trong máy giặt.

2.Cách phòng tránh mùi hôi và nấm mốc bên trong máy giặt

Sau khi đã biết được nguyên nhân gây ra mùi hôi và nấm mốc bên trong máy giặt, bạn có thể tham khảo các cách phòng tránh đơn giản, được nhiều người sử dụng sau đây:

          + Sử dụng nước giặt thay cho bột giặt: Do bột giặt có thể đóng cặn và tồn đọng lại bên trong máy giặt nên việc sử dụng dung dịch nước giặt sẽ mang lại hiệu quả giặt tẩy sạch hơn, tốt hơn.

          + Mở cửa máy giặt và khay chứa sau khi giặt xong: Việc mở cửa máy giặt và khay chứa  sau mổi mẻ giặt sẽ là một phương pháp để nước còn đọng lại trong lồng giặt được bay hơi hết nhằm ngăn chặn môi trường ẩm ướt gây ra nấm mốc và mùi hôi

     + Đặt đường ống xả nước hợp lý: Đường ống xả nước hợp lý là đường ống dốc và không quá dài. Điều này giúp cho việc thoát nước được diễn ra tốt hơn, nước thải không bị ứ đọng lâu ngày gây ra mùi hôi khó chịu.

          + Vệ sinh máy giặt định kỳ: Để đảm bảo cho máy giặt được sạch vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi thì việc vệ sinh máy định kỳ là không thể thiếu. Bạn nên cho máy chạy chế độ tự động làm sạch hoặc chạy một chu kỳ giặt thông thường nhưng không có quần áo định  kỳ 1 tuần/lần.

3.Xử lý khi máy giặt có mùi hôi và nấm mốc

Nếu máy giặt của bạn đã bị nhiễm mùi hôi và nấm mốc, việc xử lý chúng cũng vô cùng đơn giản chỉ với dung dịch thuốc tẩy hoặc nhờ vào những nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm thấy trong nhà bếp như: chanh, giấm, banking soda. Bạn pha một hỗn hợp giấm và banking soda hoặc chanh và banking soda để thay thế cho dung dịch giặt tẩy. Sau đó cho máy hoạt động một chu trình giặt không quần áo để tẩy sạch vết bẩn.

Hơn nữa, bạn cần cọ sạch các khay chứa xà phòng của máy giặt và để chúng khô ráo. Ngoài ra, đối với máy giặt cửa trước, bạn nên đồng thời kiểm tra và vệ sinh mép cao su ở cửa từ trong ra ngoài để tránh cặn bẩn bị bám vào lâu ngày.

Theo:Điện Máy Xanh 


Tin tức liên quan

Bình luận
0917.80.80.08